Search This Blog

June 18, 2011

Intonation (Ngữ điệu)

Đa số mọi người học tiếng anh đều mong muốn có khả năng nói tiếng anh “như gió”, tôi cũng thế. Nhưng đó lại là quan niệm sai, nói nhanh chưa chắc đã nói đúng; tốt nhất bạn nên nói chậm và phát âm chính xác. Tôi không bảo bạn nói thật chậm, vì như thế lại càng khó nghe hơn; tôi khuyên bạn nên nói với tốc độ vừa phải và phải đảm bảo chính xác các âm tiết, âm nối và ngữ điệu của câu.

*  Do not speak word by word: Hãy thử tưởng tượng một người nước ngoài học tiếng việt, và anh/chị ta nói chuyện với bạn bằng từng từ chứ không thể nói trọn một câu. Bạn nghĩ sao? Dĩ nhiên là bạn thông cảm nhưng sẽ rất là chán, đúng không? Vì thế đừng nói tiếng anh như thể bạn đang kéo theo một chiếc xe lửa nhé!

*   Connect words to form sound group: Hãy liên kết các từ lại thành môt group. Bạn hiểu ý tôi không? Bạn phải học các nối từ, các quy tắc biến âm để có thể phát âm đúng và chính xác.

Ví dụ: Bob is on the phone à /bäbizän the fəυn/

*     Use staircase intonation: Sử dụng bậc thang ngữ điệu không chỉ giúp tiếng anh của bạn nghe như người bản xứ mà còn khiến bạn tự tin hơn khi nói chuyện bằng tiếng anh.

Bä                                                  fəυn
//////////  bi                                    //////////
/////////   //////// zän                       //////////
/////////   ////////  ///////  the            //////////
/////////   ///////  ////////  ////////       //////////
(Trích American accent training, page 19)

Không biết cách sử dụng ngữ điệu để biểu hiện ý nghĩa lời nói bạn sẽ hiểu sai ý của người nói, tệ hơn là có thể gây ra hiểu lầm nữa đấy. Tôi xin giới thiệu với bạn các quy tắc ngữ điệu, tôi ký hiệu bằng các mũi tên, bạn xem kỹ nhé!

Ký hiệu:          Lên giọng (#);      Xuống giọng ($) 
(Hic, mọi người thông cảm, ký hiệu # là dấu mũi tên lên, còn $ là dấu mũi tên xuống. Ko hiểu sao post lên thì lại bị lỗi như thế )
  • Lên giọng (#)
  1. Sau dấu phẩy (,): I like honey, (#) tea,(#) coffee,(#) and money. ($)
  2. Câu hỏi Yes/no: Do you like it? (#)
  3. Trước dấu ba chấm (): Fiona, I like you,  (#) I want you,  (#) I love you and (#)….
  4. Dấu chấm than ! (trường hợp ngạc nhiên, thích thú): Oh my God!(#)
  5. Câu hỏi đuôi (trường hợp không chắc chắn về điều gì: You are doctor, aren’t you?(#) (bạn không chắc người đó là bác sĩ)
  6. Trong ngoặc kép: He said: “ I(#)’m stuspid”
  7. Đánh vần (spelling): T.H.A.O (#)
  8. Số đếm (số điện thoại chẳng hạn, đọc từng số hoặc theo nhóm 2, 3 số): 123456789(#)10($)
  9. Câu đơn (câu khẳng định), câu yêu cầu: You are single? (#); Could you open the door , please?(#)
  • Xuống giọng($)
  1. Câu hỏi wh-?: What’s your name? ($); where’re your from?  ($), ect…
  2. Sau dấu chấm câu: I love you. ($)
  3. Dấu chấm than (trường hợp thất vọng, buồn bã): I’m sad! ($)I’m broke! ($), ect…
  4. Câu hỏi đuôi (trường hợp chắc chắn về điều gì): You’re student, aren’t you?($) (bạn chắc chắn người đó là sinh viên, bạn chỉ hỏi cho có lệ thôi)
  5. Or (phải có sự lựa chọn): Do you like him(#) or me?($)
  6. Số đếm (cuối dãy số đếm; 2, 3 số giống nhau): 123456789(#)10($); 00 ($);222($)

Tạm thời, tôi không thể liệt kê ra hết ở đây được, bạn có thể tìm thêm trên mạng hoặc ra nhà sách tìm các loại sách về ngữ âm để nghiên cứu thêm. Tôi khuyên bạn nên nhớ nằm lòng các quy tắc này vì nếu không thì tiếng anh của bạn sẽ rất khó nghe; thậm chí sẽ gây hiểu lầm nếu bạn đang tỏ tình với ai đó mà cứ I love you (#), I love you (#) thay vì I love you ($). Người ta sẽ chạy dài vì bạn tỏ tình…. thấy ghê quá, tôi nói thiệt đó.

Thời gian này tôi khá bận vì phải tập trung hoàn thành bài luận tốt nghiệp của mình. Tạm thời tôi sẽ ngưng viết blog,  tôi mong bạn thông cảm. Cuối tháng 7 tôi sẽ trở lại, toàn tâm toàn ý cùng bạn vượt qua chặng đường học ngoại ngữ này. Không chừng tới lúc tôi quay lại bạn đã vượt xa hơn tôi và không thèm để ý tới tôi nữa đó chứ, nếu thật là như vậy thì xin chúc mừng bạn trước nhen. Tôi không ganh tỵ với bạn đâu, tôi mừng cho bạn đó!

I’ll see you soon, take care!

Phương pháp 5W

Gần đây, có một người bạn đã tâm sự với tôi về những khó khăn khi học anh văn, và tôi nhận thấy rằng khó khăn lớn nhất của bạn ấy chính là bản thân bạn ấy.

Khó khăn khi học anh văn thì có rất nhiều, và nhìn chung thì đều có những khó khăn đại loại như phát âm không chuẩn, học từ vựng mãi không thuộc, yếu ngữ pháp hay không thể nghe người bản xứ nói,…. Phần này tôi đã có viết rõ ở các bài trước. Và ở mỗi người lại có thêm những khó khăn riêng tùy theo hoàn cảnh và khả năng nữa. Tôi đoán thế có đúng không?

Nếu bạn trả lời tôi rằng: Tại vì cái này nên tôi mới như thế kia, tại vì thế kia nên tôi mới thế nọ,… Và tôi cũng xin trả lời bạn rằng: Tại vì quyết tâm của bạn chưa đủ mạnh, mục tiêu của bạn chưa rõ ràng nên bạn luôn gặp khó khăn và trở nên chán nản như thế. Sao thế? Bạn có biết, tất cả mọi lời giải thích đều chỉ là sự biện hộ cho sự thiếu quyết đoán của bạn không? Nếu bạn thật sự nghiêm túc và có đủ quyết tâm thì cho dù có tại thế nào đi chăng nữa bạn đều có thể vượt qua. Hãy linh hoạt trong mọi hoàn cảnh (Câu nói tâm đắc nhất của tôi đó).

Tôi đã thấy vài người học tiếng anh đến quên ăn, quên ngủ hay thậm chí là không màng tới những việc khác. Kinh khủng hơn là họ lại cứ thơ thẩn ra ngoài đường và miệng thì lẩm bẩm toàn tiếng anh. Và kinh khủng hơn nữa là họ bảo một là chết hai là tiếng anh (*). Oh Man! Tôi không biết kết quả họ đạt được ra sao nhưng tôi khuyên bạn nên có một phương pháp học thật thoải mái, đừng dại dột mà suy nghĩ như bạn kia nhé!

(*)Đây là chuyện có thật, tôi không bịa ra để hù bạn đâu, nhưng tôi xin giấu tên nhé.

Tiếng anh nói riêng hay ngoại ngữ nói chung chỉ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc bạn thành công trong tương lai hay không mà thôi. Ngoài tiếng anh ra tôi tin chắc rằng bạn còn có nhiều dự định khác, nhiều vấn đề khác cần quan tâm hơn nữa, đúng không?

Bạn đã bao giờ nghe đến phương pháp 5W chưa? Đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng lại rất hữu ích. Bạn có thể áp dụng phương pháp này vào bất cứ môn học nào hay thậm chí là để giải quyết những vấn đề rắc rối trong cuộc sống của bạn nữa.

1.                 Why? Tại sao lại làm điều đó (**): Bạn cần phải hiểu rõ mục đích học tập của bạn;

2.                 What? Thực hiện điều đó bằng cách nào: Bạn nên viết ra tất cả những cách mà bạn có thể thực hiện để đạt được mục tiêu;

3.                 Who? Điều đó liên quan đến ai: Bạn học vì ai? Vì cái gì? Ngoài bạn ra việc học có thề liên quan đến những ai nữa;

4.                 When? Khi nào thì hoàn thành: Bạn phải có một giới hạn cụ thể cho bản thân. Có thể là vài tháng đến vài năm, nhưng vài là đến khi nào? Bạn có muốn học, học nữa, học mãi và vẫn như người mới học tiếng anh không? Tôi cá là không!

5.                 Where? Bạn cần tìm nguồn hỗ trợ ở đâu: Bạn cần phải biết mình có thể nhờ được ai giúp đỡ và tất cả những công cụ, phương tiện nào có thể giúp bạn.

(**): Điều đó: Bạn có thể thay từ này bằng các cụm từ khác phù hợp với mục đích và hoàn cảnh sử dụng.

Tin tôi đi bạn, tôi đã áp dụng phương pháp này rồi và tôi thấy nó rất hiệu quả. Hãy xem việc học tiếng anh như một cuộc đua mà bạn cần phải cố gắng hết mình để về đích đầu tiên nếu bạn không muốn làm người thua cuộc.

Xác định mục tiêu – chia nhỏ mục tiêu – thực hiện từng bước một – tăng tốc để về đích. Đây cũng chính là bí quyết của tôi đấy.

Chúc bạn thành công.

P/s: Tôi cảm ơn vì các bạn đã comment là gửi mail cho tôi nhưng xin đính chính một vài điều, có vài bạn gửi mail và yêu cầu tôi dạy tiếng anh cho các bạn. Tôi xin nói rõ, tôi không thể dạy bạn đâu vì trình độ của tôi còn nhiều giới hạn, vì tôi không có thời gian và vì tôi đã nói rõ là tôi chỉ chia sẻ kinh nghiệm thôi. Bạn có thể xem tôi như một người chỉ đường, còn việc bạn đến nơi như thế nào thì phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân bạn thôi. Không phải tôi ích kỷ đâu nhé, vì tôi không muốn bạn ỷ lại vào tôi thôi.

June 9, 2011

I can fly...: CÁCH ĐỌC CÁC PHIÊN ÂM TIẾNG ANH

I can fly...: CÁCH ĐỌC CÁC PHIÊN ÂM TIẾNG ANH: "Như đã nói ở bài trước, tôi đang tham khảo quyển “Luyện phát âm và đánh dấu trọng âm tiếng anh” của hai tác giả Xuân Bá – Quang Minh (NXB ..."

I can fly...: Khó khăn khi học Anh văn P4

I can fly...: Khó khăn khi học Anh văn P4: "Về phần viết Bạn có viết thư cho ai bằng tiếng anh chưa? Bạn có thường viết nhật ký không (tất nhiên là bằng tiếng anh nhé)? Phần viết ở ..."

I can fly...: Khó khăn khi học Anh văn P3

I can fly...: Khó khăn khi học Anh văn P3: "Về phần đọc Khó khăn của bạn khi đọc tiếng anh là gì?Bạn có muốn chia sẻ với tôi không? Bạn cảm thấy trình độ đọc tiếng anh của mình ra..."

I can fly...: Khó khăn khi học Anh văn P2

I can fly...: Khó khăn khi học Anh văn P2: "Về phần nói : Tôi thường lang thang trên internet để tìm người nói tiếng anh với mình. Nhưng theo kinh nghiệm xương máu của tôi thì tốt n..."

I can fly...: Khó khăn khi học Anh văn P1

I can fly...: Khó khăn khi học Anh văn P1: "Về phần nghe Tôi đã xóa các bài hát tiếng việt trong laptop, cũng như điện thoại và mp3, thay vào đó là các bài hát tiếng anh mà tôi đã chọ..."

I can fly...: Tiếng anh và tôi

I can fly...: Tiếng anh và tôi: "Tôi đã từng rất ghét, rất ghét tiếng anh, vì tôi học mãi mà cũng không hiểu được cả cái thì căn bản nhất là thì Hiện tại đơn. Nhưng đó là ch..."

June 8, 2011

CÁCH ĐỌC CÁC PHIÊN ÂM TIẾNG ANH

Như đã nói ở bài trước, tôi đang tham khảo quyển “Luyện phát âm và đánh dấu trọng âm tiếng anh” của hai tác giả Xuân Bá –  Quang Minh (NXB Hà Nội – 2006). Bạn có thể tìm mua quyển này trong các nhà sách, hoặc các loại sách tương tự (Nhớ mua loại có kèm CD).

Theo tôi, khi chúng ta đọc được các ký hiệu phiên âm thì chúng ta có thể tra từ điển một cách dễ dàng, cũng như phát âm sẽ chính xác hơn. Thông thường trong các bài kiểm tra tiếng anh trong các trường phổ thông, hai phần đầu tiên là phần tìm từ phát âm khác với các từ còn lại và đánh đấu trọng âm. Đấy chính là học phiên âm đó bạn.

Ví dụ: Cùng là nhóm ea, nhưng có đến 3 cách phát âm khác nhau đấy bạn.
East /i:st/
Breathe /bri:ð/
Great /greit/
Pleasure /’pleʒә/
Hoặc nhóm ie như:
Believe /bi’li:v/
Friend /frend/

Bạn thấy không, nhiều khi cùng một nhóm chữ, nhưng lại có nhiều cách phát âm khác nhau. Hay ở dạng từ khác nhau lại có cách phát âm khác nhau. Ôi! Rắc rối lắm!!!  

Ví dụ: Present (n) /'preznt/: Quà tặng,…
Present (v) /pri'zent/: Tặng quà,…

Để học được các phiên âm này bạn cần phải kiên trì. Đây chỉ là ý kiến riêng của tôi thôi, nếu bạn có thể học tốt mà không cần học phiên âm thì bạn chỉ cách cho tôi với.

Ngoài ra, tôi cũng đang xem quyển”American accent training” quyển này cũng rất hay, nếu bạn muốn học phát âm theo chuẩn giọng Mỹ thì quyển sách này rất hữu ích cho bạn. Tải tài liệu tại đây


Trọng âm (accent /'æksənt/) rất quan trọng. Trong một câu nói, nếu bạn nhấn đúng trọng âm thì người nghe sẽ hiểu đúng ý bạn muốn nói và ngược lại.

Ví dụ: I didn’t say he stole the mone.
1. I didn’t say he stole the money. Someone else said it.
2. I didn’t say he stole the money. I think someone else took it
3. I didn’t say he stole the money. Maybe he just borrowed it
4. I didn’t say he stole the money. He may have taken some jewelry

Đây là ví dụ trong tài liệu, tôi dẫn chứng ra cho bạn thấy, cùng một câu nói, nhưng bạn nhấn ở các từ khác nhau thì câu nói đó mang ý nghĩa khác nhau.

Bạn có thắc mắc vì sao nhiều người học tiếng anh rất dễ dàng trong khi với bạn thì lại rất là chật vật, khó khăn không? Bí quyết là đây. Học được các quy tắc nối từ và nhấn trọng âm thì tôi tin chắc rằng trình độ nghe- nói của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt đấy. Trust me!

À, bạn nên tìm cho mình một nguồn tài liệu nhất định, đầy đủ và dễ hiểu để tham khảo. Đôi khi cùng một vấn đề, nhưng hai nguồn tài liệu lại có cách trình bày khác nhau, đôi khi rất khó hiểu và dễ làm bạn bị rối. Bạn nhớ lựa chọn và phân loại cẩn thận, đừng để tốn tiền mua tài liệu vô ích nha bạn. Bạn nên chọn tài liệu phù hợp với khả năng cũng như nhu cầu của mình nha bạn. Khổ quá, tôi lại mắc bệnh nói nhiều rồi.

Tôi ví dụ: Bạn đang học phát âm theo giọng Mỹ, nhưng tài liệu của bạn lại hướng dẫn theo giọng Anh. Thế là bạn bị rối, không biết phát âm như thế nào cho đúng. 

Ví dụ: Can’t theo giọng Mỹ là /kænt/, giọng Anh là /ka:nt/

Tôi quên nhắc bạn cái này nữa, nếu kỹ năng nghe của bạn đã tốt rồi thì bạn nên tìm nghe thêm các bài nghe tiếng anh của nhiều người; từ nhiều nước khác nhau: Pháp, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ,…. Càng nghe nhiều càng tốt. Theo tôi biết, trong các bài thi chứng chỉ tiếng anh quốc tế, bạn sẽ được nghe giọng anh của nhiều quốc gia khác nữa chứ không chỉ có Anh và Mỹ thôi đâu. Mà bạn nhớ nhe, chỉ nên nghe khi kỹ năng nghe của bạn đã tốt rồi. Nếu bạn còn đang ở điểm xuất  phát mà bạn nghe người Ấn Độ nói tiếng anh (theo giọng Ấn Độ) thì tôi không chịu trách nhiệm đâu nghe.

P/s: Tôi tặng bạn vài câu tập nói nè. Đọc càng nhanh càng tốt, nhưng nhớ phát âm chính xác nha bạn. Nói nhỏ bạn nghe, tôi đọc cũng còn vấp nhiều lắm, đọc một hồi cái lưỡi cứng đơ luôn. Nhưng phải cố gắng bạn ơi!

1.     Betty bought a bit of better butter

2.     How much wood would a woodchuck chuck, if a woodchuck could chuck wood?

3.     How many cookies could a good cook cook, if a good cook could cook cookies?
(trích: exercise 8-9, CD4 track 23, American accent trainning)